Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Hãy chuẩn bị cho ngày Trung Quốc sụp đổ

Những ngày qua, cái tên Trung Quốc đã gần như thu hút mọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Người ta nói về sức mạnh của Trung Quốc, dự đoán khi nào Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới… Nhưng người ta đã không để ý rằng, những dấu hiệu “diệt vong” đang xuất hiện lại khá nhiều ở Trung Quốc.
Không thể phủ nhận sự trỗi dậy quá mạnh mẽ của Trung Quốc trong những năm qua đã khiến không ít quốc gia phải lo ngại và thậm chí là gióng lên những hồi chuông báo động ở những cường quốc mạnh nhất thế giới. 

10 CHIẾN LƯỢC THAO TÚNG ĐÁM ĐÔNG – Bạn có thuộc về đám đông không?

Tại sao ở Việt Nam Facebook bị chặn nhưng những web sex không bị chặn? Tại sao giáo dục nước nhà vẫn đang trì trệ trong khi có những mô hình giáo dục tiến bộ như trường thực nghiệm Công nghệ Giáo dục của GS. TSKH. Hồ Ngọc Đại? Tại sao ở các nước tiến bộ thì “chúng” được gọi là “phe đối lập” còn ở nước ta bị gán cho là thành phần “suy thoái”? Tại sao các thông tin lá cải Sex – Sock – Sến lại tràn ngập trên các tờ báo mạng, trong khi những tin về như về thay đổi Hiến Pháp thì có đến 40% dân chúng không hay biết đến?

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

LẦN THEO KẾ HOẠCH LÂU DÀI CỦA TRUNG QUỐC

JACQUELINE NEWMYER DEAL
tăng kích thước chữTừ những năm 1990 chính sách của Mĩ đối với Trung Quốc được hình thành trên giả định rằng Trung Quốc càng giàu có và địa vị quốc tế của nước này càng gia tăng thì sẽ dẫn tới quá trình tự do hóa ở trong nước. Đầu thập kỷ trước, chính quyền của Tổng thống Bush cũng đã từng hy vọng rằng Trung Quốc sẽ trở thành một “thành viên có trách nhiệm” trong cộng đồng quốc tế. Trong những năm qua, sức mạnh kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể, nước này đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. 

Những cuộc lấn chiếm của Trung Quốc

Brahma Chellaney
Phương pháp tiếp cận láng giềng tốt bắt đầu thay đồi từ thập kỷ trước vì lãnh đạo Trung Quốc tin rằng cuối cùng thời cơ của Trung Quốc đã đến.
 Theo cách Trung Quốc cướp lấy đất đai xuyên qua dãy Himalaya trong thập niên 1950 bằng việc phát động các cuộc xâm chiếm ngấm ngầm và bây giờ họ tiến hành những cuộc chiến lén lút không bắn một phát súng nào nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Hoa Đông và Biển Hoa Nam (Biển Đông Việt Nam), trên biên giới với Ấn Độ và trên các dòng sông quốc tế.

Hồ Gươm

 Geoff A.Dyer
Đào Anh Dũng dịch
Lần đầu tiên tôi đến thăm Việt Nam là với tư cách khách du lịch; trong một hai ngày gì đó, tôi và vợ đã tới những nơi có lẽ là chúng tôi biết nhiều nhất ở Hà Nội. Chúng tôi tản bộ dọc các con phố lớn - vẫn song hành với những hàng cây mà Pháp đã trồng khi còn là thế lực thực dân, và có một buổi chiều thư giãn trong các quán cà-phê mặt phố. Khách sạn chúng tôi ở, Metropole, là một công trình thời thực dân trông rất ấn tượng với mặt tiền màu trắng, cánh cửa sổ màu xanh lá cây, và ốp gỗ vốn là điểm nhấn của xã hội Pháp ở Hà Nội vào những năm 1920 và 1930. Khách sạn rất tự hào với bánh sừng bò sạch được nướng cho bữa sáng. 

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

NHỮNG ĐIỀU BẠN TƯỞNG BẠN BIẾT VỀ TRUNG QUỐC LÀ SAI LẦM

Minxin Pei Foreign Policy, 29-8-2012
Trần Ngọc Cư dịch
Trong 40 năm qua, người Mỹ thường chậm chạp trong việc nhận ra vận nước đang đi xuống của các đối thủ bên ngoài. Trong thập niên 1970 họ coi Liên Xô cao hơn họ một cái đầu – đang ở thế đi lên, mặc dù nạn tham nhũng và tình trạng thiếu hiệu năng đang phá hủy những cơ quan trọng yếu của một chế độ cộng sản đang suy tàn. Vào cuối thập niên 1980, người Mỹ sợ Nhật Bản đang qua mặt Hoa Kỳ về sức mạnh kinh tế. Nhưng chủ nghĩa tư bản thân hữu (cronycapitalism), cơn điên đầu cơ, và nạn lạm quyền chính trị biểu hiện suốt thập niên 1980 đã dẫn đến sự suy sụp của kinh tế Nhật Bản năm 1991.

Trung Quốc với cuộc chiến biên giới Trung – Ấn

Lãnh thổ TQ rộng gần 9,6 triệu kilômét vuông, đứng thứ ba thế giới, song với chủ nghĩa bá quyền đại hán tộc đã tồn tại hàng ngàn năm, Chính phủ TQ vẫn chưa bằng lòng. TQ có lịch sử tranh chấp lãnh thổ lâu đời với các nước có chung đường biên giới, họ thèm muốn từng tấc đất. Tranh chấp biên giới trên đất liền, trên biển với VN mà đỉnh cao là cuộc xâm lược năm 1979; tranh chấp trên biển Đông với 6 nước Asean hiện đang diễn ra quyết liệt. Một tin gây sửng sốt, ngay đầu năm 2011, Tajikistan đã đồng ý nhượng 1 ngàn km vuông lãnh thổ cho Trung Quốc. Cần lưu ý, cuộc tranh chấp biên giới giữa hai nước này đã kéo dài nhiều thế kỷ.

Quan hệ hợp tác cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong thế giới đa cực

Đỗ Tuyết Khanh
           Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của châu Á. Đó là câu thường gặp trong các bài phân tích tình hình kinh tế và chính trị quốc tế hiện nay. Và cũng thường đi kèm với câu này là một nhận định cụ thể hơn và dựa trên một cái nhìn rộng hơn: chúng ta đang đi đến một thế giới đa cực, trong đó Tây phương, đặc biệt là Mỹ, sẽ không còn đương nhiên thống trị thế giới như trong những thế kỷ qua mà sẽ phải tranh giành (thậm chí có thể mất) vị trí ấy với những nước mới nổi lên (emerging countries), đặc biệt là hai ông khổng lồ của châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ. Đã xa lắm rồi thế giới lưỡng cực của thời chiến tranh lạnh, chia đôi giữa hai khối, tư bản chủ nghĩa, do Mỹ dẫn đầu, và xã hội chủ nghĩa, dưới sự chỉ huy của Liên Xô. 

Trung Quốc chiến đấu như thế nào: những bài học qua cuộc chiến tranh Trung-Ấn và chiến tranh Trung-Việt

"Newsweek", USA
1962, Trung Quốc đã dạy cho Ấn Độ một “bài học” có giá trị đến ngày hôm nay.
Ngày 20 tháng Mười năm 1962, ngay trước lúc bình minh, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bất ngờ xâm chiếm Ấn Độ. Các đơn vị quân đội mạnh mẽ như trận cuồng phong liên tục tấn công và vượt qua phần phía đông và phía tây dãy Hy Mã Lạp Sơn, tiến sâu vào phần đông bắc của đất nước. Vào ngày thứ 32 của cuộc chiến tranh, Bắc Kinh bỗng nhiên thông báo lệnh ngừng bắn đơn phương, và chiến tranh kết thúc đột ngột như nó đã bắt đầu.

Quy định mới của Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông

Đặng Khương chuyển ngữ,
Brian Spegele

Quy định mới của Trung Quốc tập trung vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa
BẮC KINH – Quy định mới của Trung Quốc đòi hỏi các ngư dân nước ngoài phải có được sự đồng ý của Bắc Kinh trước khi hoạt động trong vùng tranh chấp ở Biển Đông, khu vực mà Việt Nam và một số nước khác cũng lên tiếng tuyên bố chủ quyền. Một quan chức cho biết quy định mới này có khả năng dẫn tới va chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian tới.

5 thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến 1979

Nhìn lại lịch sử, quân đội Trung Quốc bắt đầu xâm lược Việt Nam từ rạng sáng ngày 17-2-1979 với lực lượng chủ yếu là các quân đoàn bộ binh, pháo binh. Trong vòng một ngày, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến vào nước ta khoảng 8km, tuy nhiên tốc độ này chậm lại đáng kể. Theo trang Global Security, nguyên nhân là do sự kháng cự quyết liệt của quân đội Việt Nam cùng hệ thống tiếp vận của Trung Quốc nảy sinh vấn đề.

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA UKRAINA, 1991-2010

  TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA
Bài viết này trình bày khái quát về chính sách đối ngoại của Ukraina kể từ năm 1991 cho đến 2010. Trong thời gian này đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại an ninh của Ukraina được xuất bản. Có hai thời điểm số lượng đầu sách ra nhiều nhất là cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, khi Ukraina đã dần định hình chính sách đối ngoại và an ninh sau 10 năm cải cách và khẳng định mình trên trường quốc tế. Thời điểm thứ hai, với số đầu sách ít hơn là vào năm 2005, sau cuộc Cách mạng Cam 2004, được coi là cuộc cách mạng cuối cùng trong chuỗi các cuộc cách mạng màu sắc trong không gian hậu Xô Viết.