Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Trung Quốc: Chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay chủ nghĩa bành trướng?

Qua suốt chiều dài lịch sử của Trung Quốc, chúng ta thấy rằng dân tộc Trung Quốc năng động, đất nước Trung Quốc luôn luôn có xáo trộn hay biến động và ảnh hưởng rất lớn đến nền an ninh toàn cầu. Kể từ khi Cộng sản Trung Quốc chiếm lục địa từ năm 1949 trở đi, xã hội Trung Quốc ngày càng biến đổi, và càng biến đổi nhanh nhất từ khi Đặng Tiểu Bình đưa ra chương trình hiện đại hoá Trung Quốc.
Những biến đổi đó đã đưa đất nước Trung Quốc từ lạc hậu trở thành một cường quốc quân sự chỉ đứng sau Hoa Kỳ, và là một cường quốc kinh tế thứ tư trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức quốc. Vì sao Trung Quốc có những bước nhảy vọt? 

Vì sao người Trung Quốc luôn coi dân tộc mình là nhất?

Cái gọi là “Nam Man, Đông Di, Tây Nhung, Bắc Địch” tất cả đều không đáng nhắc đến, chỉ có Trung quốc mới là hạt nhân của văn minh. Điều này biểu hiện ra một loại văn hóa hết sức cường liệt, thậm chí một loại chủ nghĩa xô-vanh chủng tộc
Phỏng vấn học giả Trung Quốc Đỗ Duy Minh.
- Khi mọi người bàn đến tính bảo thủ cố hữu trong bản thân văn hóa Trung Quốc, thông thường vẫn nên lên vấn đề “duy ngã độc tôn“ (chỉ có ta là đáng tôn trọng). Như vậy cũng có thể nói, từ cổ chí kim, văn hóa Trung Quốc đều có ý thức duy ngã độc tôn, một loại khuynh hướng mục hạ vô nhân (mục không nhất thiết), khuynh hướng này không những đả kích các luồng văn hóa đến từ nước ngoài, mà còn làm gia tăng thêm nọa tính của văn hóa Trung Quốc nữa. Ngài nghĩ sao về vấn đề này?

Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên

Trần Trung Đạo
 Khi nhắc đến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, giới lãnh đạo CSVN thường nhấn mạnh đến 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” do Giang Trạch Dân thay mặt lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) tặng Lê Khả Phiêu, đại diện giới lãnh đạo CSVN đầu năm 1999 nhưng không hề nhắc đến 12 lời nguyền rủa “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học” do Đặng Tiểu Bình, thay mặt CSTQ tặng CSVN vào cuối năm 1978 trong chuyến đi thăm các quốc gia Đông Nam Á của y. 
Gọi là lời nguyền rủa vì họ Đặng không viết ra để gởi Bộ Chính trị đảng CSVN qua đường ngoại giao mà do chính giọng Tứ Xuyên của y phát biểu trên đài truyền hình cho nhân dân Đông Nam Á và thế giới cùng nghe.

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI MANG MẦU SẮC TRUNG QUỐC

NGUYỄN CAO QUYỀN
Tháng 2 năm 2013
Chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội dân chủ của Marx-Engels và thực tiễn cụ thể trong công cuộc cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình năm 1978.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) chuyển sang hướng chủ nghĩa xã hội dân chủ là muốn làm theo di huấn của Marx-Engelslúc cuối đời.
Về mặt kinh tế họ đã triệt để ly khai với mẫu hình Liên Xô và định vị lại lịch sử của chủ nghĩa xã hội để tiến cùng thời đại.
Tuy nhiên, về mặt chính trị, họ vẫn còn nhiều khó khăn chưa giải quyết vì “cánh tả” trong Đảng vẫn còn đó và vẫn còn là một trở ngại chưa thể vượt qua.

Về chủ nghĩa Đại Hán nguy hiểm của Bắc Kinh trên Biển Đông

Philip Bowring, một nhà báo, nhà bình luận thời sự ngày 18/5 đã phân tích trên tờ Bưu điện Hoa Nam, hành vi hiện tại của Trung Quốc với các nước láng giềng trên Biển Đông là hung hăng, kiêu ngạo, một biểu hiện của chủ nghĩa Đại Hán, chủ nghĩa Sô-vanh và chủ nghĩa vị chủng.
Nhưng những điều này lại được giới cầm quyền Bắc Kinh xem như biểu hiện của cái gọi là niềm tự hào quốc gia, hay lòng yêu nước. Nhưng đằng sau những gì đang diễn ra là một mưu đồ nguy hiểm.
Bắc Kinh không chỉ nhe răng bành trướng đến lãnh thổ Việt Nam và Philippines mà còn nhăm nhe cả Indonesia. Gần đây Jakarta đã tố cáo đường lưỡi bò Trung Quốc "gặm" cả vào một vùng lãnh thổ Indonesia gần quần đảo Natuna.

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở TRUNG QUỐC

                                                         PGS-TS. LÊ NGỌC THẮNG*
 Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là một quốc gia thống nhất đa dân tộc, với 56 dân tộc bao gồm: Hán, Mãn, Triều Tiên, Hách Triết, Mông Cổ, Đạt Hàn Nhĩ, Ha Ni, Thái, Ly Su, Ngoã, La Hu, Nạp Tây, Cảnh Pha, Ngạc Luân Xuân, Hồi, Đông Hương, Thổ, Tát Lạp, Bảo An, Dụ Cố, Duy Ngô Nhĩ, Ca Dắc, Kan Kát, Tích Bá, Tát Gích, U Dơ Bếch, Nga, Tác Ta, Tạng, Môn Ba, Lạc Ba, Khương, Di, Bạch, Bố Lãng, A Xương, Phổ Mễ, Nộ, Độc Long, Đức Ngang, Cơ Nặc, Miêu, Bố Y, Động, Thuỷ, Kơ Lao, Choang, Dao, Mô Lao, Mao Nam, Kinh, Thổ Gia, Lê, Xa, Cao Sơn, Ngạc Ôn Khắc. Theo số liệu tổng điều tra dân số toàn quốc lần thứ tư thì dân tộc Hán chiếm 91,96% dân số của cả nước, 55 dân tộc còn lại chỉ chiếm 8,04% và được gọi là dân tộc thiểu số.

Từ Hitler đến Đặng Tiểu Bình, tác hại của chủ nghĩa dân tộc cực đoan

Trần Trung Đạo
Sự sụp đổ của hệ thống Cộng sản trong phạm vi thế giới từ cuối thập niên 1980 đã tạo điều kiện cho các dân tộc vùng Đông Âu tìm về bản sắc văn hóa và cội nguồn lịch sử của mình. Sự phục hưng và phát triển vượt bực của Slovakia, Estonia, Czech, Slovenia, Latvia và Lithuania hiện nay cho thấy yếu tố văn hóa không những là động lực chính của phong trào độc lập mà còn là nguồn thúc đẩy cho phát triển kinh tế dù đó là những nước chật hẹp về đất đai và rất ít về dân số. Sức sống dân tộc và đôi cánh tự do dân chủ đã giúp cho các quốc gia này ngày càng thịnh vượng.