Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Tin mật về xung đột Trung – Việt trong trận hải chiến Tây Sa năm 1974

 (Tài liệu tiếng Trung)
Chương I: Ôn lại trận chiến
Tân Hoa Xã ngày 19 tháng 1 năm 1974 đưa tin, từ 11 tháng 1 năm 1974 đến nay, Bộ Ngoại giao nước ta đã nhiều lần ra tuyên bố và cảnh cáo, nhưng Nam Việt vẫn chưa hề rút lại hành vi xâm lược của mình, mà trái lại còn đưa hải quân và không quân xâm nhập quần đảo Vĩnh Lạc trong quần đảo Tây Sa của ta. Chúng ta không thể chịu đựng thêm được nữa, đã tiến hành đánh trả tự vệ anh dũng, đem lại sự trừng phạt cần có cho quân xâm lược.
Nam Việt:  “Hải quân Trung cộng đã điều tàu loại Komar, có trang bị tên lửa Styx. Trận chiến ác liệt chưa từng có…”.

Liên Xô giành được sự tôn trọng của Hoa Kỳ, nhưng mất Khrushev

Đây là thắng lợi chính trị nhỏ xét về bình diện đạo đức và chính trị. Từ thời điểm đó Hoa Kỳ công nhận rằng Liên bang Xô Viết là cường quốc hạt nhân mạnh”, - Nhicolai Leonov, trung tướng KGB hồi hưu trả lời hãng thông tấn Efe của Tây Ban Nha.

Theo lời Leonov, tiến sĩ khoa học lịch sử, vào thời đó hoạt động tại tổng hành dinh của KGB Mexico, nhận thức được của Liên Xô và Hoa Kỳ mối nguy hiểm của đối đầu hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang không giới hạn là kết quả tích cực quan trọng.

Nguyên nhân Mỹ tấn công Việt Nam

Tôi đơn giản lo lắng cho đất nước của
mình khi nghĩ rằng thượng đế công bằng
 (Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson)
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sự gia tăng ý thức độc lập quốc gia sau Chiến tranh thế giới thứ I  dẫn đến vào năm 1941 tại Trung Quốc thành lập Liên minh vì độc lập của Việt Nam hay Việt Minh – tổ chức chính trị-quân sự hợp nhất tất cả những người chống đối chính quyền Pháp.
Những người ủng hộ các quan điểm cộng sản dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh giữ các chức vụ chủ chốt. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giớ thứ II, ông tích cực hợp tác với Hoa Kỳ giúp Việt Minh vũ khí và đạn dược để đấu tranh chống Nhật Bản.