Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

5 thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến 1979

Nhìn lại lịch sử, quân đội Trung Quốc bắt đầu xâm lược Việt Nam từ rạng sáng ngày 17-2-1979 với lực lượng chủ yếu là các quân đoàn bộ binh, pháo binh. Trong vòng một ngày, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến vào nước ta khoảng 8km, tuy nhiên tốc độ này chậm lại đáng kể. Theo trang Global Security, nguyên nhân là do sự kháng cự quyết liệt của quân đội Việt Nam cùng hệ thống tiếp vận của Trung Quốc nảy sinh vấn đề.

Ngày 21-2, Trung Quốc đánh vào Cao Bằng ở cưc bắc và tất cả các vùng quan trọng tại khu vực Lạng Sơn. Quân đội Trung Quốc đổ bộ vào Cao Bằng ngày 27-2 nhưng mãi đến ngày 2-3 mới có thể kiểm soát nơi này. Lạng Sơn cũng thất thủ hai ngày sau đó. Ngày 5-3, quân đội Trung Quốc tuyên bố chiến dịch kiến thúc, và rút quân hoàn toàn vào ngày 16-3.
Trang Global Security bình luận không có chiến dịch tuyên truyền nào có thể che giấu được những chiến thuật thất bại của PLA trong chiến tranh biên giới 1979. Chiến dịch xâm lược của Trung Quốc vấp phải hàng loạt sai lầm, từ quá trình đào tạo binh sĩ, chuẩn bị lực lượng và hậu cần, cho đến chiến thuật “cối xay thịt” mà PLA chưa từng tổ chức tập huấn qua, nguồn lực thì thiếu thốn, và non kinh nghiệm.
Lẽ ra những vấn đề phát sinh trong quá trình tập huấn binh sĩ có thể khiến chiến dịch phải dừng lại. Tuy nhiên không một quan chức cấp cao nào chịu từ bỏ một kế hoạch tham vọng quá lớn. Từ những thiếu thốn như bản đồ và la bàn dẫn đến hậu quả là nhiều đơn vị quân đội Trung Quốc bị thất lạt trong tập huấn. Sóng vô tuyến thì “chết” ở đồi núi chập chùng. Các sĩ quan tác chiến cũng không trải qua huấn luyện nhiều, hoặc thiếu kinh nghiệm khi dẫn dắt, trang bị hậu cần cho đội quân của họ. Hậu quả là nhiều đội quân Trung Quốc phải lao hành quân từ 24 đến 48 tiếng mà không được uống ngụm nước nào.
Một thất bại lớn đối với phía Trung Quốc là không có được yếu tố bất ngờ, khi lực lượng dân quân Việt Nam đã được tổ chức kĩ lưỡng để sẵn sàng nghênh chiến, ngược lại, PLA chỉ điều động đội quân đồn trú cấp hai. Đội quân được vũ trang tốt nhất, đào tạo tốt nhất của PLA lại hướng về phía Bắc, chống lại sự kháng cự có lẽ còn cứng rắn hơn quân Xô Viết.
Những sai lầm trên đây của quân đội Trung Quốc đều không hề được nhắc tới trước khi Trung Quốc tiến hành xâm lược Việt Nam vào ngày 17-2-1979. Global Security cho biết PLA tấn công Việt Nam thông qua 26 điểm. Tuy nhiên, quy mô cuộc chiến nhanh chóng vượt quá khả năng quản trị của các tướng lĩnh PLA. Các đội quân tiền tuyến nhanh chóng vấp phải thương vong lớn, khí tài hao tổn và tỏ ra không thể chống chọi nổi với sự ác liệt ngày càng tăng của trận chiến.
Hơn nữa, các chỉ huy đội quân thà ngồi chờ lực lượng xe tăng và chi viện súng trường trước khi tiến đến những vị trí cố thủ của quân đội Việt Nam. Binh sĩ Trung Quốc ở tiền tuyến nhanh chóng kiệt sức, buộc khâu tiếp tế phải xúc tiến nhanh hơn kế hoạch. Từ 26 điểm tiến công, Trung Quốc buộc phải thu gọn chỉ còn 9 mục tiêu để dễ kiểm soát hơn, hướng đến các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu và Quảng Ninh.
Giai đoạn cuối của cuộc chiến cũng là giai đoạn ác liệt nhất, diễn ra tại chiến trường Lạng Sơn ngày 2-3. Quân đội Việt Nam rút khỏi các vùng nội thành và chuyển đến trú quân ở các khu đồi xung quanh. PLA không dám nghênh chiến ở những cứ điểm mạnh này, thay vào đó họ đánh vào các vùng đô thị để chiếm đóng sau khi vấp phải sự phản kháng dữ dội. Các tuyến đường dẫn đến những vùng nội thành trên đều chưa từng nằm trong mục tiêu trấn giữ của quân đội phương Tây khi còn xâm lược Việt Nam.
Theo Global Security, phần lớn các nhà quan sát đều cho rằng Trung Quốc sẽ không dám khiêu chiến với Việt Nam trong tương lai gần. Trong quyển sách Defending China (1985) của Gerald Segal khẳng định cuộc chiến 1979 mà Trung Quốc xâm lược Việt Nam là hoàn toàn thất bại. “Trung Quốc thất bại khi buộc Việt Nam phải rút khỏi Campuchia, thất bại trong việc kết thúc xung đột biên giới, thất bại trong việc dấy lên nghi vấn về sức mạnh Xô Viết, thất bại trong việc xóa bỏ hình ảnh ‘con hổ giấy” của Trung Quốc, và thất bại trong việc lôi kéo Mỹ vào liên minh chống Xô Viết”.
Trả lời AFP năm 2009, nhà sử học Peter Worthing - tác giả quyển sách A Military History of Modern China – nhận định: “Cuộc chiến năm 1979 chính là lời cảnh báo, hay hồi chuông cảnh tỉnh ban lãnh đạo Trung Quốc rằng PLA cần phải được củng cố rất nhiều”. Ông Worthing nói rằng dù Trung Quốc tỏ ra lợi thế vượt trội về quân số và sức mạnh, nhưng nước này cũng phải nếm trải những thiệt hại đẫm máu và cũng không thể làm thay đổi chính sách ngoại giao của Việt Nam. “Chính phủ Trung Quốc không có nhiều thành tích để khoe khoang, và điều này chính là lời giải thích khi cuộc chiến không được công nhận chính thức, cũng như đối với các binh sĩ tham chiến”.
Nguồn: Minh Anh/ Motthegioi


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét